Câu ghép là gì và hướng dẫn cách đặt câu ghép đúng chuẩn
Câu ghép thường được sử dụng nhiều trong tiếng Việt. Muốn hiểu về bản chất định nghĩa câu ghép và công dụng cũng như cách dùng câu, bạn hãy cùng đọc bài viết sau.
Câu ghép được hiểu như một trong các kiểu câu cơ bản và được dùng nhiều trong tiếng Việt. Nó được đặt trong sự tương quan so sánh với câu đơn, cần phải nắm chắc kiến thức để rõ về kiểu câu này để phục vụ cho quá trình viết văn bản và dùng câu trong cuộc hội thoại.
Câu ghép là gì?
Câu ghép là câu thành lập bởi nhiều vế câu ghép lại, hay được chúng ta ghép hai vế tạo ra câu này. Mỗi một vế có cấu tạo không khác gì một câu đơn, đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác. Câu này bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên.
Do có hai vế trở nên mỗi vế trong câu này cần phải được liên kết với nhau phù hợp nhất. Những vế được kết nối với nhau bằng nhiều cách nhưng có ba cách nối cơ bản, thông dụng nhất chúng ta hay dùng, đó là cách nối trực tiếp, cách nối với cặp từ hô ứng và cách nối bằng quan hệ từ.
Công dụng của câu ghép:
- Câu Ghép hỗ trợ chúng ta tránh tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nêu sao cho rõ ràng, trọn vẹn về ý nghĩa diễn đạt. Trong việc dùng ngôn ngữ hay nói chuyện, đôi lúc có nhiều ý dài mà chúng ta muốn nói. Nếu như dùng hình thức câu đơn thì sẽ làm cho nội dung vấn đề trở nên dàn trải và câu văn cũng thiếu sự cô đọng, tinh tế.
- Dùng câu ghép sẽ hỗ trợ bạn tóm gọn nhanh vấn đề, đặc biệt là nhiều vấn đề có sự liên hệ với nhau về ý nghĩa. Nó hỗ trợ người đọc người nghe dễ hiểu và mang đến hiệu quả giao tiếp tốt như bạn mong đợi.
Những loại câu ghép phổ biến hiện nay
Câu ghép được phân loại ra thành 5 loại cơ bản, bao gồm: câu ghép chính phụ, câu đẳng lập, câu ghép kiểu hỗn hợp, câu ghép hô ứng và câu ghép chuỗi. Mỗi một loại câu sẽ mang mục đích và cách dùng không giống nhau.
Câu ghép đẳng lập
Nó có định nghĩa được biết đến là bao gồm hai vế câu có quan hệ ngang hàng, không dựa vào nhau. Những câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do đó mối quan hệ chúng khá lỏng lẻo.
Câu ghép chính phụ
Được nối với nhau bằng quan hệ từ hay một cặp từ hô ứng được biết như chính phụ. Trong câu ghép chính – phụ cũng có hai vế không khác câu đẳng lập nhưng vế trong câu chính phụ lại có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được liên kết với nhau với bằng quan hệ từ chính phụ do đó mối quan hệ trong câu loại này thường chặt chẽ.
Câu ghép hô ứng
Câu ghép hô ứng được biết với tên khác là câu ghép qua lại, và ở giữa hai vế câu luôn tồn tại kiểu quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa các vế câu này chặt chẽ, không thể tách riêng những vế ở trong câu ra thành nhiều câu đơn.
Câu ghép chuỗi
Câu có hai vế trở lên được xác định là câu ghép chuỗi. Giữa những vế của nó có quan hệ chuỗi, hình thức theo kiểu liệt kê cho nên chúng ta có cách gọi tên kiểu câu này như thế. Giữa các vế câu được ngăn cách nhau bằng những dấu câu, đó là dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm. Chúng cũng chỉ liên kết với nhau với dấu chứ không dùng từ liên kết.
Câu ghép hỗn hợp
Câu hỗn hợp được biết tới qua những đặc điểm nhận dạng đó là: Giữa những vế của câu hỗn hợp có mối quan hệ tầng bậc, có những kiểu quan hệ về ngữ pháp.
Hướng dẫn cách đặt câu ghép chuẩn nhất
Phụ thuộc vào kiến thức về câu ghép mà đã nói trên, bạn có thể đặt câu ghép theo nội dung hướng dẫn dưới đây.
Dùng từ nối hoặc cặp từ liên kết để đặt câu
Phụ thuộc vào những loại câu bạn phân chia ở trên thì thấy được, có nhiều câu được liên kết với nhau bằng những từ mang ý nghĩa kết nối, liên kết với nhau về nội dung. Nếu như bạn đặt câu có quan hệ ngang bằng thì có thể dùng từ liên kết: và, nếu như đặt câu có quan hệ giữa những vế là nguyên nhân – kết quả thì dùng cặp từ liên kết “vì …nên”.
Đặt câu theo mô hình mẫu
Qua những mô hình đặt câu ghép chính phụ, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách đặt câu theo mô hình mẫu nói chung:
- Mô hình 1: (từ nối) C – V (từ nối) C – V. Ví dụ: Do bạn cố gắng nên bạn đã đạt được thành tích tốt trong học tập.
- Mô hình 2: C – V (từ nối) C – V. Ví dụ: Cô ta tìm được công việc nhanh chóng vì cô ta có sự quyết tâm cao.
- Mô hình 3: C (phó từ) V, C (phó từ) V. Ví dụ: Trời càng nắng to, quần áo càng nhanh khô.
Cách phân biệt câu đơn câu phức và câu ghép
– Câu đơn đó là câu chỉ có một mệnh đề trong câu bao gồm hai bộ phận chính đó là chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Tôi thích ăn bắp.
– Câu phức chính là câu có hai cụm chủ-vị hoặc nhiều hơn, trong đó một cụm chủ-vị là chính, các cụm chủ-vị còn lại bổ sung ý nghĩa cho cụm chủ-vị đó.
Ví dụ: Ngày mai Hân cần làm những việc sau: gặp gỡ đối tác, lên kế hoạch cho dự án sắp tới, gọi điện cho khách hàng cũ.
– Câu ghép chính là câu có từ hai cụm chủ-vị khác nhau nhưng các mệnh đề đó lại không bao hàm nhau.
Ví dụ: Con chó nghịch trong nhà, con mèo đang chơi ngoài sân.
Các Bé Phải Học luôn đi đôi với hành
Nắm chắc lý thuyết là một phần, nếu bé không được thực hành thường xuyên thì con sẽ rất dễ nhanh quên kiến thức đó.
Vậy nên, bố mẹ nên cho bé thực hành nhiều bằng việclàm nhiều bài tập, cùng với con đặt câu mỗi ngày liên quan tới câu ghép. Đặc biệt, bạn nên tinh tế khi lồng ghép các câu hỏi trong cuộc giao tiếp hàng ngày với con để bé cảm thấy thoải mái mà không bị ép buộc nhé.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần hiểu về câu ghép. Một trong những loại câu hay được sử dụng trong tiếng Việt và nó có cách đặt câu vô cùng dễ. Hy vọng bài viết này bạn đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về câu này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ẩn dụ là gì? Có bao nhiêu loại ẩn dụ trong Tiếng Việt
Diện tích hình nón là gì? Công thức tính diện tích hình nón đơn giản
Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Có bao loại danh từ?
Những mẫu tranh tô màu cho bé 3 tuổi đẹp nhất
Từ láy là gì? Thông tin cần thiết, quan trọng về loại từ này
Phân tích tác phẩm chí phèo của nhà văn tài năng Nam Cao
Phân tích tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương chi tiết nhất
Phân tích đoạn trích tác phẩm tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố
Giùm hay dùm mới đúng? Ý nghĩa của từ dùm và giùm là gì?
Đơn xin chuyển trường các cấp học mới nhất