Trang chủ Giáo Dục Cụm từ là gì, vai trò của cụm từ trong tư duy giao tiếp và ngôn ngữ

Cụm từ là gì, vai trò của cụm từ trong tư duy giao tiếp và ngôn ngữ

Trên đây là những thông tin chi tiết về chủ đề cụm từ là gì và những loại cụm từ phổ biến.

Ngôn ngữ vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi loại câu, từ chứa đựng những ý nghĩa khác nhau, chúng cũng chứa đựng những đặc đặc điểm, mang cú pháp riêng khó phân biệt được. Nếu như không am hiểu rõ, bạn sẽ dễ nhầm lẫn trong việc sử dụng ngôn ngữ nói cũng như viết lách. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cụm từ là gì nhé!

Cụm từ là gì?

Theo cú pháp và ngữ pháp, cụm từ là một nhóm từ hoạt động cùng nhau như một đơn vị ngữ pháp. Các cụm từ có cấu trúc bao gồm một từ đơn và một câu hoàn chỉnh.

Đặc điểm của cụm từ: Cụm từ là đơn vị cú pháp nhỏ nhất được tạo nên từ sự kết hợp các từ với nhau. Cụm từ bao gồm 2 từ trở lên, trong đó ít nhất là một thực từ (thực từ có nghĩa là từ vựng độc lập có khả năng làm thành phần câu).

Sau đây là một ví dụ: Anh và chị, vụng về nhưng hiền lành, bóng đèn trên tường,…

Mỗi loại câu có cấu trúc và ý nghĩa khác nhau, nếu như không hiểu hết về nó sẽ có những sai lầm trong phát ngôn cũng như viết lách. Việc tìm hiểu sâu về cấu trúc cụm từ là gì cũng như các loại câu nói chung có ý nghĩa to lớn trong giao tiếp và tư duy ngôn ngữ.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm phân biệt của cụm từ với giới ngữ ( Giới ngữ là phần nằm trong cụm từ, nó là một bộ phận nhỏ của cụm từ, một cụm từ không bắt buộc phải cần có giới từ hay không).

Mình lấy ví dụ nhé:

-“Về việc này” là một giới từ

-“Bàn về việc này” là một cụm từ

Sau khi hiểu về định nghĩa cụm từ là gì, chúng ta hãy đi sâu hơn để tìm hiểu về các loại cụm từ nhé.

Phân loại cụm từ

Trong ngôn ngữ, có hai loại cụm từ đó là: Cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ cố định là đơn vị từ vựng, còn cụm từ tự do là đơn vị ngữ pháp.

  1. Cụm từ cố định
  • Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, nó có ý nghĩa như từ, chúng có cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định như từ.
  • Cụm từ cố định được vận dụng phổ biến trong ngôn ngữ đặc biệt là phần nghiên cứu giảng dạy của các trường đại học và tạp chí chuyên ngành. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn trong các giáo trình giảng dạy của các trường đại học chuyên ngành ngôn ngữ.

Thành ngữ

Thành ngữ là cụm từ cố định, có  tính hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa. Nó mang tính gợi hình gợi cản nên được vận dụng nhiều trong ca dao tục ngữ, thơ ca.

Ví dụ: Lạt mềm buộc chặt, ông ăn chả bà ăn nem, chó cắn áo rách, ba bọc ba đồng,…

Ngữ cố định

Ngữ cố định bao gồm quán ngữ ngữ cố định định danh

Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ có phong cách khác nhau. Quán ngữ có chức năng đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh hoặc liên kết trong diễn từ.

Vú dụ: Đầu đuôi là thế này, tóm lại là, kết thúc là, nói cách khác, nói thế này,…

Ngữ cố định định danh

  • Ngữ cố định định danh là các cụm từ cố định nhưng được có cấu tạo theo cách gần giống với cách tạo những từ ghép hay còn được gọi là từ ghép chính phụ.

Ví dụ: Mặt chữ điền, môi trái tim, lông mày lá liễu, mắt trái xoan, mắt lươn, mắt bồ câu,…

Cụm từ tự do

Cụm từ tự do là đơn vị ngữ pháp. Do vậy, khi đối chiếu cụm từ với tư cách là đơn vị cú pháp, người ta thường chỉ để ý đến cụm từ tự do. Hay nói cách khác thì trong ngữ pháp, định nghĩa “cụm từ” đồng nghĩa với “cụm từ tự do”.

  • Cấu trúc của cụm từ tự do: Cụm từ chủ – vị, cụm từ đẳng cấp và chính phụ

Cụm từ chủ vị (C- V)

Cấu trúc của cụm C- V gồm 2 thành tố chính bao gồm chủ ngữ đi trước, vị ngữ đi sau. Cụm C- V không giống với các câu thông báo, không thực hiện được hành động.

Cụm từ đẳng lập

  • Cụm từ đẳng lập là cụm từ có cấu trúc hai thành tố trở lên, gắn bó với nhau bằng quan hệ ngữ pháp đẳng lập.
  • Ví dụ: Học đi đôi với hành là thành công

Học học nữa, học mãi là lời dậy của Bác Hồ

          Độc lập, tự do, hạnh phúc là câu nói trong Tuyên ngôn độc lập

Cụm chính phụ

Cụm chính phụ là cụm từ được cấu thành bởi hai thành tố: Thành tố chính và thành tố phụ. Cụm từ chính bao gồm: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

Cụm danh từ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành nó.

Cụm này hoạt động trong câu giống với danh từ. Tuy nhiên, nó có ỹ nghĩa đầy đủ hơn một mình danh từ.

Ví dụ: Những quả bóng lăn tròn trên sân cỏ

Cụm danh từ bao gồm 3 phần, được kết hợp với nhau ổn định theo thứ tự:

Phần phụ trước + Danh từ trung tâm + Phần phụ sau

  • Phụ ngữ phần trước bổ sung cho danh từ ý nghĩa về số lượng. Các phụ ngữ phía sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hoặc thời gian.

Ví dụ: Hai con trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng

Tương ứng: Số từ – Trung tâm – Phụ sau

Cụm động từ

Cụm động từ hay còn được gọi là động ngữ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong đó, thành tố trung tâm là động từ còn thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm,,…cho động từ trung tâm đó.

Cấu trúc bao gồm: Phần phụ trước + Động từ trung tâm + phần phụ sau

Ví dụ: Đang đi học

  • Phụ ngữ phía trước bổ sung cho động từ phía sau về thời gian, quy trình diễn biến tiếp theo,…
  • Các phụ ngữ phần sau sẽ bổ sung cho phụ động từ các chi tiết của đối tượng như về số lượng, phương hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân,…

Ví dụ: Không/nói/trước được điều gì

Bao gồm: Phụ trước + Trung tâm + Phụ sau

Cụm tính từ

Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ và một số từ khác tạo thành. Cụm này có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn một mình tính từ độc lập nhưng hoạt động trong câu giống như một tính từ.

Ví dụ: Ngọt mát vị trà sen tươi

Mô hình cụm tính từ bao gồm: Phần phụ trước + tính từ trung tâm + phần phụ sau

  • Các phụ ngữ ở phần trước sẽ biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tiếp theo tương tự, mức độ của mỗi đặc điểm, tính chất,…
  • Các phụ ngữ ở phần sau hiển thị vị trí, sự so sánh, mức độ,…

Món ăn ngon như sơn hào hải vị

Cấu trúc: Phụ trước + Phụ sau + Phần sau

Trên đây là những thông tin chi tiết về chủ đề cụm từ là gì và những loại cụm từ phổ biến. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn hoàn thiện hơn nữa phần ngôn ngữ viết và nói của mình, cũng như phục vụ tốt hơn trong học tập và giao tiếp. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Hãy truy cập thường xuyên trang web của chúng tôi để theo dõi những thông tin và bài viết hữu ích hơn nhé.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (19 bình chọn)