Trang chủ Phong Thủy Sửa nhà xong có cần nhập trạch không? Các lưu ý cho gia chủ

Sửa nhà xong có cần nhập trạch không? Các lưu ý cho gia chủ

Sửa nhà xong có cần nhập trạch không? Theo phong thuỷ Phương Đông, sau quá trình tu sửa, gia chủ cần tiến hành làm lễ nhập trạch trước khi vào ở.

Vì sao lại như vậy và gia chủ cần lưu ý những gì về phong thuỷ trong ngày nhập trạch sau khi sửa nhà? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để lắng nghe những góc nhìn từ chuyên gia.

Sửa nhà xong có cần nhập trạch không? Vì sao?

Trước khi trả lời được câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem lễ nhập trạch là gì và lễ nhập trạch được tiến hành khi nào. Nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền mang ý nghĩa quan trọng về mặt phong thuỷ của người Việt, bên cạnh lễ động thổ và cất nóc. Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cho cả nhà mới xây, mới mua, nhà ở sau khi sửa chữa hoặc cải tạo lại.

Sửa nhà xong có cần nhập trạch không? Nếu gia chủ cần tiến hành sửa chữa lớn, dẫn đến thay đổi kết cấu ban đầu của ngôi nhà hay sửa chữa các khu vực như phòng khách, phòng thờ, phòng bếp, xây mới khu vực ban công, sân vườn thì phải tiến hành lễ nhập trạch. Còn nếu gia chủ chỉ thay đổi một số phần nhỏ trong nhà thì không cần.

Ý nghĩa lễ nhập trạch sau khi sửa nhà

Về mặt phong thuỷ nhà ở, lễ nhập trạch sẽ cần được tiến hành nhằm:

  • Thể hiện sự tôn kính với thần linh, thổ địa: Lễ nhập trạch lúc này giống như một lời báo cáo đến thổ địa của khu đất rằng quá trình tu sửa đã hoàn tất và kính mong thần linh, thổ địa tiếp tục che chở cho gia đình thuận bình an.
  • Xua đuổi tà khí: Lễ nhập trạch sau khi sửa chữa nhà ở được quan niệm sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình và giúp tránh được những điềm xui rủi.

Bên cạnh ý nghĩa về mặt tâm linh, thì lễ nhập trạch cũng là cơ hội để các thành viên quây quần, đoàn tụ và cùng hy vọng những điều tốt đẹp sẽ gõ cửa căn nhà mới sau khi sửa chữa của gia đình.

Cách thực hiện lễ nhập trạch sau khi sửa nhà

Chọn ngày giờ đẹp 

Gia chủ nên nhờ đến thầy phong thuỷ để lựa chọn ngày lành tháng tốt cho lễ nhập trạch sau khi sửa nhà.

Mâm lễ vật cho lễ nhập trạch sau khi sửa nhà

Khi tiến hành lễ nhập trạch sau khi sửa nhà, gia chủ cần chủ bị các lễ vật như sau:

  • Một bình hoa tươi (ưu tiên hoa cúc vàng)
  • Một đĩa trái cây tươi năm loại
  • Một đĩa trầu cau
  • Một đĩa bánh kẹo và thuốc lá
  • Nhang, đèn cầy (hai cây)
  • Vàng mã
  • Gạo muối, rượu trắng, trà khô.
  • Bánh bao (5 chiếc), dĩa xôi và 2 bát chè

Văn khấn cho gia chủ khi thực hiện lễ nhập trạch sau khi sửa nhà

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thân Quan.

– Con kính lạy hội đồng Gia Tiên nội ngoại họ ……..gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..

Nhân ngày lành tháng tốt, chúng con nhất tâm xin phép làm lễ Tạ ơn sau khi đã hoàn thiện tu tạo sửa chữa nhà cửa, kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Phật Thánh cùng Gia tiên họ…….

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay việc tu tạo sửa chữa đã xong nhà tươi cảnh đẹp, chúng con đội ơn các ngài đã che trở để việc sửa chữa hanh thông thuận lợi. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch, căn nhà từ nay sinh khí tràn đầy người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, nay việc sửa chữa tu tạo đã xong chúng con sắm lễ tỏ lòng hiếu kính ơn sâu cảm tạ, cầu xin Gia tiên phù hộ cho con cháu gia đạo hưng vượng con cháu thêm công thêm việc để công thành danh toại, có quý nhân phù trợ, bốn mùa không tai ách, tám tiết được điềm lành tiếp ứng, công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

(Trích nguồn: Thuvienphongthuy)

Các bước thực hiện lễ nhập trạch

Gia chủ có thể mời thầy về làm lễ hoặc có thể tự thực hiện lễ nhập trạch theo các bước sau đây:

  • Thắp nhang, nến/đèn trên bàn thờ
  • Vái lạy và thành khẩn cung thỉnh các vị thần linh, thổ địa và tổ tiên hai họ chứng giám
  • Tiến hành đọc văn khấn
  • Dâng lễ vật lên bàn thờ
  • Đốt vàng mã và dọn dẹp, thu gom lễ vật

Những lưu ý về phong thuỷ ngày nhập trạch sau khi sửa nhà?

Sau khi đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh “sửa nhà xong có cần nhập trạch không?”, sau đây sẽ là những điều gia chủ cần lưu tâm về phong thuỷ ngày nhập trạch:.

Hoàn thiện toàn bộ khâu sửa chửa

Sửa nhà xong có cần nhập trạch không
Cần hoàn thiện tất cả công đoạn sửa chữa trước khi làm lễ nhập trạch

Về bản chất, lễ nhập trạch được tiến hành sau khi mọi công đoạn sửa sang đều đã hoàn tất để báo cáo với thổ địa, thần linh về hiện trạng mới của ngôi nhà. Do đó, trước ngày làm lễ khoảng 1 tuần, gia chủ cần hoàn thành xong tất cả công việc khoan sửa, đục đẽo trong nhà và tiến hành vận chuyển tất cả đồ đạc vào trong. Đảm bảo không có bất kỳ thay đổi nào khác trong ngôi nhà sau lễ nhập trạch.

Lau chùi, vệ sinh nhà ở sạch sẽ

Sau quá trình sửa chữa, nhà ở còn rất ngổn ngang bừa bộn với rất nhiều đất cát bụi bẩn. Vì vậy cần tiến hành tổng dọn vệ sinh nhà ở, đặc biệt là ở những khu vực được sửa sang. Sau khi lau chùi, rửa dọn sạch sẽ, gia chủ nên sử dụng trầm hương để xông và thanh lọc toàn bộ ngôi nhà.

Có cần làm lễ tạ sau khi sửa nhà
Nhà ở cần được lau chùi dọn dẹp sạch sẽ trước ngày làm lễ

Đối với khu vực bàn thờ gia tiên, đích thân gia chủ cần tiến hành lau dọn, sau đó sắp xếp và bày biện hoa tươi cùng trái cây thật tươm tất trước ngày cúng nhập trạch.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ từ chuyên gia về “sửa nhà xong có cần nhập trạch không?” cùng những lưu ý khi tiến hành lễ nhập trạch cho gia chủ. Chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm những góc nhìn, kiến thức bổ ích và thực hiện lễ nhập trạch nhà ở sau khi sửa chữa tươm tất và suôn sẻ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)